KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY BƯỞI DA XANH
Một số kỹ thuật chăm sóc bưởi sưu tầm được:
Tỉa cành: Hàng năm,
sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn
khoảng 10- 15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả
năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành
vượt trong thời kỳ đang mang trái nhầm han chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và
sâu bệnh cho cây. Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.
Tạo tán: Từ vị trí mắt
ghép trở lên khoảng 50- 80cm thì bấm bỏ ngọn. Chọn 3 mầm khỏe, thẳng mọc từ
thân chính và phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1, dùng
cọc tre cấm xuống đất để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính 1 góc 35 – 40°. Từ
cành cấp 1 sẽ mọc ra cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2- 3 cành cấp 2. Cành cấp 2 phải
để cách thân chính 15- 30cm và cành này cách cành kia 20- 25cm, cùng với cành
cấp 1 tạo thành một gốc 30- 35°. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3,
cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng cần loại bỏ những các
cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 2 năm cây sẽ có bộ tán cân đối.
Quét vôi quanh gốc cây
định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100 cm, lớp vôi bám vào vỏ cây
ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành, do một loại xén tóc đến đẻ trứng vào
lớp vỏ của gốc cây. Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc
có tính hướng quang sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem giết hạn chế trứng đẻ.
Bao trái: Quả bưởi
cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt (đường kính
2,2-2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm, thủng hai đầu để
bao quả có trọng lượng khi chín 0,7-4kg.
Dùng túi nylon bao
chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt.
Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các
loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.
Khi quả được bao bằng
túi nilon màu trắng trong, chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh sáng và
quang hợp bình thường như những quả để tự nhiên, do vậy màu sắc của quả không
thay đổi từ khi nhỏ tới chín, đảm bảo màu sắc hấp dẫn tự nhiên.
Đa số các loại côn
trùng trưởng thành là bướm (ngài) đều bay theo phương ngang thẳng, khi đậu vào
quả được bao bởi giấy nilon để tiến hành đẻ trứng gặp bề mặt giấy nilon trơn,
nhẵn nên bướm và trứng không bám được, do vậy hầu hết các loại sâu như: Bọ xít,
xén tóc, bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy… được loại trừ khả năng gây hại.
Quả trong túi nilon
phát triển bình thường ít bị sâu, bệnh phá hại có màu sắc đẹp, hấp dẫn, năng
suất, chất lượng quả được cải thiện rõ rệt.
Theo kinh nghiệm của
Đài Loan, để có trái bưởi đẹp và ngon, khi những cây bưởi chùm được trồng ở Đài
Loan cho trái chín màu vàng lợt, người nông dân đã dùng giấy sậm màu bao bọc
trái ngay từ khi trái còn tươi xanh. Khi trái chín, bưởi này sẽ có màu rất đẹp.
Thậm chí, họ còn bọc trái bằng các bao trái có màu khác nhau và đã thu được
những trái chín cho màu đậm nhạt khác nhau. Màu trái tùy theo độ đậm nhạt của
bao trái nhưng chất lượng trái không khác nhau. Ở các nước châu Á, người ta còn
dùng giấy bao xi măng có thêm lớp giấy đen ở phía trong hoặc dùng bao nilon bọc
bên ngoài, giấy báo cũ bọc bên trong… trái cây khi chín sẽ có vỏ màu sáng hơn
so với không bọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét