KINH NGHIỆM TRỒNG BƯỞI HIỆU QUẢ
Chuẩn bị đất trồng:
Đất cao đào hố ngang
mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị
úng nước và bị chảy khi úng.
Đất cao đào hố ngang
mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị
úng nước và bị chảy khi úng.
Kích thước liếp rộng
5-8m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn nhưng không nên dài quá 30m. Quanh
vườn nên đào mương rộng từ 1,5 – 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng
rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem lớp đất phèn
(nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 – 6.
Nên chú ý đặt cống để
điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi một lớp mỏng bùn và mở
rộng mép liếp khi có thể.
Kích thước hố trồng:
Hố trồng bưởi đào theo
hình vuông, kích thước 0,6×0,6m. Khoảng cách trồng 5x5m. Trong 3, 4 năm đầu, có
thể trồng xen những loại cây ngắn ngày.
(chủ website lưu ý câu
ngay trên này, chắc là do kỹ sư nông nghiệp nào đó ko thực tế ghi ra. Lưu ý lại
là: trồng trên mô cao, khoảng cách ngắn hơn rất nhiều để trừ hao)
Trồng cây
Nên trồng vào đầu mùa
mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với
cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít
nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.
Bón phân
Cây mới trồng, bón lót
10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình
trạng sinh trưởng của cây:
– Cây 1 – 3 năm tuổi,
bón 1 – 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 – 1kg super lân.
– Cây 4 – 6 năm tuổi,
bón 4 -7kg NPK (16 – 16 -8), 0,5 – 1kg super lân.
– Cây 7 – 9 năm tuổi,
bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 – 1kg super lân.
Cách bón phân như sau:
– Cây từ 1-3 tuổi nên
pha vào nước, tưới định kỳ 1 – 2 lần/tháng.
– Cây từ năm thứ 3 trở
đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc: lần 1, sau
khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra
hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3
lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 – 2 tháng, bón 1 -2kg cali.
Chăm sóc
Làm sạch cỏ, thăm vườn
thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát
nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt
sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.
Phòng trừ sâu bệnh
– Bệnh thối gốc, chảy
mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để
úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.
– Bệnh loét: Triệu
chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách
vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3
lần, cách nhau 10 – 15 ngày.
– Sâu vẽ bùa
(Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo,
thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay
từ giai đoạn lá còn non.
– Bọ xít xanh hại quả
(phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng.
Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau –
Mip.
– Sâu đục thân cành:
Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng
hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác
thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin),
dùng móc sắt bắt sâu.
Trao đổi kinh nghiệm
trồng bưởi đạt hiệu quả
Hỏi: Cách thiết kế
vườn để trồng bưởi và những yếu tố nào cần quan tâm khi thiết kế vườn? Nên
trồng bưởi với khoảng cách bao nhiêu? Cây bưởi vào mùa mưa có cần dùng nilon
che gốc như che gốc sầu riêng để xử lý ra hoa hay không?
Đáp: (Thạc sĩ Lê Thanh
Phong): Trong nhóm cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) thì bưởi là cây tương
đối dễ trồng và có thể chịu hạn, chịu úng khá hơn. Để trồng bưởi đạt hiệu quả
cần phải lưu ý một số vấn đề khi thành lập vườn: – Vùng ĐBSCL do có mực thủy
cấp gần lớp đất mặt nên khi trồng bưởi cần phải lên liếp và trồng trên mô, tạo
điều kiện để sau này dễ bồi liếp và nâng dần lớp đất mặt cao lên nhằm hạn chế
hiện tượng thối rễ khi cây bị ngập úng trong mùa mưa lũ (tháng 9, 10dl) hàng
năm. Liếp rộng 6 – 8m và nên xẻ những rãnh thoát nước dọc hoặc ngang với độ sâu
khoảng 5 tấc, rộng 3 tấc. Mô nên đắp theo hình tròn cao 3 – 5 tấc, đường kính 6
– 8 tấc. Lưu ý khi lên liếp phải tránh không đưa lớp đất phèn tiềm tàng bên
dưới lên trên vì như thế sẽ phải mất một thời gian rất lâu để sửa chữa lại và
cây trồng cũng rất khó sinh trưởng. Trong quá trình bồi liếp, bồi mô cũng không
nên sử dụng lớp đất quá sâu dưới mương để tránh phèn gây độc cho cây trồng. –
Khoảng cách trồng là 5m x 5m nếu trồng thưa và trồng dày thì khoảng cách là 4m
x 5m (cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m). Nên bố trí trồng theo kiểu nanh sấu,
tức là trồng hàng so le nhau. – Nếu trồng cây chiết thì nên chọn cây đã có 3 –
4 nhánh con phân bố đều trên cây và trồng thẳng chứ không cần đặt cây nghiêng.
Khi cây bưởi phát triển nhánh, nếu nhánh hẹp quá thì có thể dùng đá hay các vật
liệu nặng kéo nghiêng xuống khoảng 60 độ so với trục thân chính để gốc cây phân
bố tương đối rộng và tiếp tục chăm sóc thì cây sẽ phát triển tốt. – Hàng năm có
một mùa lũ nên khi thiết kế vườn cần có đê bao và cống bọng để dễ dàng chủ động
được nước. Tuy cây bưởi không chịu úng tốt nhưng nếu ngập trong một thời gian
ngắn thì cũng không ảnh hưởng nhiều nên mùa mưa cũng không cần phải đậy liếp và
che gốc bằng nilon giống như
Hỏi: Cách xử lý bưởi
ra hoa mùa nghịch? Trên báo đăng có người đã áp dụng cách lặt lá cho bưởi ra
hoa cũng rất thành công. Xin cho lời khuyên về phương pháp này?
Đáp: (Tiến sĩ Trần Văn
Hâu): * Tóm tắt qui trình xử lý ra hoa trái vụ trên bưởi: – Cắt tỉa cành vào
tháng 2 dl. Bón phân đạm, lân, kali với tỷ lệ 2 – 1 – 1 hoặc 3 – 2 – 2 – Phun
Paclobutrazole đều lên lá vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5dl: nồng độ
1000ppm (100cc Paclobutrazole 10% /10 lít nước) và ngưng tưới nước cho cây
bưởi, xiết nước trong mương. Nếu có kết hợp đậy màng phủ thì kết quả sẽ cao
hơn. – 30 ngày sau (khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7) tiếp tục phun Thiourê lên
lá: nồng độ 0,3% (30g/ 10 lít nước). – Tưới nước và kết hợp bón phân đạm, lân,
kali sau khi kích thích ra hoa với tỷ lệ 2 – 1 – 1. Về biện pháp lặt lá để xử
lý cho bưởi ra trái trên thân cây nói chung cũng là làm mất đi chất ức chế và
cây sẽ ra hoa cũng là một cách để xử lý ra hoa trên bưởi. Tuy nhiên nếu để cho
cây cho trái nhiều lần trong năm thì sẽ không thực hiện được và việc chăm sóc
cho cây sau khi thu hoạch trái sẽ không đạt kết quả như mong muốn vì cây rất
khó phục hồi.
Hỏi: Trồng bưởi thì
giữa bón phân hữu cơ và phân chuồng hoai mục thì loại nào tốt hơn? Có thể bón
phân vịt gà cho bưởi được không? Phân chuyên dùng và phân đơn thì nên dùng loại
nào cho hiệu quả cao hơn?
Đáp: (Thạc sĩ Lê Thanh
Phong): Phân chuồng cũng là một loại phân hữu cơ. Hàng năm nên sử dụng phân
chuồng như phân heo, phân trâu bò hoặc kết hợp thêm phân dơi để bón cho cây
bưởi thì hiệu quả rất cao. Nếu không có những loại phân chuồng như thế thì cũng
có thể sử dụng phân xanh, ví dụ như phân bèo được ủ thêm với một ít phân lân;
hay nguồn rơm mục sau khi ủ nấm thì xử lý thêm vôi hoặc phân lân để bón cho
vườn cũng rất tốt. Hoặc cũng có thể sử dụng phân rác sau khi đã ủ hoai mục thì
cũng có thể bón cho bưởi. Còn đối với phân vịt gà nếu ủ cho hoai mục thì bón
cho vườn cây cũng rất tốt, vì có thể có khoảng 50 – 60% chất dinh dưỡng trong
thức ăn của gà vịt còn lại trong phân của chúng. Lưu ý là không nên sử dụng
phân gà vịt ở nơi có dịch cúm gia cầm, bởi vì có thể đó là nguồn lây lan dịch
bệnh rất nguy hiểm. Về phân đơn và phân hỗn hợp thì chúng ta cũng không cần
phân biệt hai loại này. Bởi vì khi bón phân hỗn hợp thì mỗi lần chúng ta sẽ
cung cấp đầy đủ cả 3 chất đạm, lân và kali do đã được phối trộn sẵn. Đối với
phân đơn nếu sử dụng đầy đủ cả 3 loại phân đạm, phân lân và phân kali thì vẫn
tốt; quan trọng là phải bón đúng liều lượng và cân đối 3 chất này với nhau.
Để cây bưởi liên tiếp
bội thu:
Mùa thu là mùa thu
hoạch của bưởi, ta nên thu hoạch rộ trong thời gian từ 3-5 lần, hoặc có thể rút
ngắn xuống 2-3 lần để tránh cho cây mẹ bị kiệt sức, giảm năng suất cho vụ tiếp
theo. Nên sử dụng kéo cắt cành để thu hoạch từng quả một, không bẻ tước cành
mang quả, gây mất nhiều nhựa và dễ nhiễm sâu bệnh (nhất là sâu đục thân). Sau
khi thu hoạch xong cần loại bỏ ngay những cành tăm, cành khuất tán, cành bị
nhiễm dịch hại bằng kéo cắt cành để loại trừ hiện tượng tự ký sinh chất sống
của cây mẹ, tập trung nhựa sống nuôi các cành chủ lộ sáng cho “bốc” hơn, sạch
sâu bệnh và hạ thấp trọng tâm, giúp cây vững vàng hơn trước mưa to, gió lớn.
Sau đó tiếp tục bồi
dục cho đất nền (bón đền quả) bằng cách kết hợp với xới xáo lớp đất dày 10-15cm
dưới bóng tán, nhặt cỏ dại và đào rãnh hình vành khăn theo chu vi bóng tán sâu
khoảng 30-40, rộng 35-45cm (tuỳ kích cỡ cây nhỏ, to); phơi ải đất đào lên sau
2-3 tuần, giúp đất bả và tiêu diệt mầm mống sâu bệnh có sẵn trong lòng đất.
Tiếp theo là trộn lẫn với phân hữu cơ hoai mục, bùn khô hoặc xỉ than, vữa bả,
theo tỷ lệ 41:1 theo khối lượng. Mỗi gốc từ 50-80kg, ấp vào rãnh, rải đều dưới
bóng tán và giữ cho gốc thường xuyên ẩm để “nhử” rễ ăn ra và ăn lên. Khi cây
phát lộc cần loại bỏ ngay những lộc nhỏ và thường xuyên kiểm tra, diệt sâu bệnh
ngay từ khi chúng mới xâm hại. Với những cây bưởi trưởng thành đã cho thu hoạch
nhiều vụ, cần dùng nước vôi (hoà tan) quét vài ba lần vào gốc, vừa sạch bệnh
vừa tăng độ phản xạ ánh sáng cho vườn
Để có trái bưởi ngon
theo kinh nghiệm của Đài Loan
Theo
kinh nghiệm của Đài Loan, để có trái bưởi đẹp và ngon, khi những cây bưởi chùm
được trồng ở Đài Bắc (Đài Loan) cho trái chín màu vàng lợt, người nông dân đã
dùng giấy sậm màu bao bọc trái ngay từ khi trái còn tươi xanh. Khi trái chín,
bưởi này sẽ có màu rất đẹp. Nguyên nhân để trái bưởi có màu sắc đẹp là trái
không bị côn trùng xâm hại. Thậm chí, họ còn bọc trái bằng các bao trái có gam
màu khác nhau và đã thu được những trái chín cho màu đậm nhạt khác nhau. Với
cùng một giống, trồng trên cùng một tiểu vùng sinh thái, cùng áp dụng một quy
trình kỹ thuật, màu trái tuỳ theo độ đậm nhạt của bao trái nhưng chất lượng
trái không khác nhau. Về vấn đề bao trái, ở các nước châu Á, người ta còn dùng
giấy bao xi măng có thêm lớp giấy đen ở phía trong để bao các trái xoài có vỏ
vàng (như xoài Hoà Lộc), dùng bao giấy trắng đối với các giống xoài có vỏ màu
đỏ khi chín. Còn với các loại trái cây như ổi, nho dùng bao nilon bọc bên
ngoài, giấy báo cũ bọc bên tron
trái cây khi chín sẽ có vỏ màu sáng hơn so
với không bọc.
Trương Văn Hùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét